Bạn đang có nhu cầu thiết kế sân bóng chuyền và phân vân không biết, lưới bóng chuyền cao bao nhiêu và cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Dưới đây, Kiến Thức Máy Tập sẽ tổng hợp và chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi về chiều cao lưới bóng chuyền này !
Bóng chuyền là bộ môn thể thao có số lượng người yêu thích tập luyện rất đông ở Việt Nam. Người chơi bóng chuyền rất đa dạng từ thanh thiếu niên, người trung tuổi, người cao tuổi, phù hợp cho cả nam giới lẫn nữ giới. Khi thiết kế sân chơi bóng chuyền, ngoài thông tin về kích thước sân bóng, chúng ta cần phải biết lưới bóng chuyền cao bao nhiêu mét? Vậy bạn đã nắm được thông tin này chưa?
Lưới bóng chuyền cao bao nhiêu?
Lưới bóng chuyền là phụ kiện bóng chuyền được sử dụng để ngăn ngang và chia đôi sân bóng chuyền thành 2 khu vực riêng của các đội. Khi sử dụng lưới bóng chuyền trong các giải thi đấu luôn có sự điều chỉnh kích thước chiều cao của lưới để phù hợp với tính chất chiều cao của các giải đấu. Nhằm phục vụ cho mục đích thi đấu bóng chuyền và đảm bảo độ an toàn cho các vận động viên, Liên đoàn bóng chuyền quốc tế đã đưa ra những quy định riêng về kích thước và chiều cao của lưới.
Theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế, chiều cao của lưới bóng chuyền được tính từ mép trên của lưới so với mặt sân và được đo ở giữa sân. Hai đầu lưới ở trên đường biên dọc phải có chiều cao bằng nhau và không được cao hơn chiều cao quy định 2cm. Chiều cao tiêu chuẩn của lưới bóng chuyền nam là 2,43m và chiều cao tiêu chuẩn của lưới bóng chuyền nữ là 2,24m.
Lưới bóng chuyền thường có màu đen dài từ 9,5m đến 10m và rộng 1m. Lưới bóng chuyền được đan thành các mắt xích hình vuông với cạnh 10cm, mép trên của lưới bóng chuyền có dải băng trắng rộng 7cm, mép dưới có giải băng trắng rộng 5cm. Các lưới bóng chuyền thường được làm bằng chất liệu dù, có các ô lưới được chia đều và đẹp mắt. Viền lưới bóng chuyền có màu đỏ, thân lưới màu trắng xám và viền lưới đi dây bên trong rất tiện lợi khi lắp đặt và tạo tính thẩm mỹ cao.
Tiêu chuẩn sân thi đấu bóng chuyền.
Trong luật thi đấu bóng chuyền, quy cách sân bóng chuyền ngoài đảm bảo chiều cao lưới bóng chuyền đạt tiêu chuẩn theo phân tích ở trên thì sân đấu cần đạt các tiêu chuẩn cơ bản sau đây nữa:
– Mặt sân bóng chuyền.
Mặt sân bóng chuyền tiêu chuẩn cần được làm bằng phẳng, ngang bằng và đồng nhất nhằm đảm bảo mặt sân không tiềm ẩn bất cứ nguy hiểm gây chấn thương nào cho người chơi. Bề mặt sân bóng chuyền nên có màu sáng, vùng sân đấu và khu tự do phải có 2 màu khác nhau dễ phân biệt. Thông thường, sân thi đấu trong nhà có khu thi đấu có sơn màu da cam và khu tự do có màu xanh. Chất liệu thiết kế mặt sân bóng chuyền có thể bằng gỗ hoặc chất liệu tổng hợp.
– Băng giới hạn.
Băng giới hạn là một phần của lưới, được đặt ở 2 bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân. Băng giới hạn là 2 băng trắng dài 1m và rộng 5cm.
– Cột giới hạn.
Cột giới hạn hay còn được gọi là cột ăng ten, được buộc thẳng đứng trên lưới, cao hơn lưới 0.8m. Chiều dài tiêu chuẩn của cột giới hạn là 1.8m với đường kính 1cm.
– Cột lưới.
Cột lưới hay được gọi là trụ bóng chuyền được dùng để căng giữ lưới, được đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc 1m. Cột lưới có chiều cao đạt 2.55m, được thiết kế hình tròn nhẵn, được cố định chắc chắn xuống mặt sân.
Kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền.
Theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB), kích thước sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn thi đấu có chiều dài 18m và chiều rộng 9m được tính từ mép ngoài của đường biên. Các đường kẻ trên sân phải có độ rộng 5cm và được kẻ các màu sắc khác hẳn với màu nền sân. Ngoài ra, các vị trí xung quanh sân phải rộng ít nhất 3m về tất cả các phía. Trên sân bóng chuyền, bạn cần quan tâm đến ý nghĩa của từng đường kẻ cụ thể như sau:
– Đường giữa sân: Đây là đường giới hạn chia đôi sân để phân chia giữa đội này với đội khác. Lưới bóng chuyền sẽ được kéo thẳng trên đường giới hạn này.
– Đường tấn công: Đây là đường kẻ sân cách đường giữa sân về mỗi bên là 3m và kéo dài thêm mỗi bên 5 vạch ngắt quãng dài 15cm và cách nhau 20cm.
– Đường biên ngang: Đây là kẻ cuối sân bóng nối 2 đường biên dọc.
– Đường biên dọc: Đây là đường hai bên sân và có chiều dài bằng 18m.
Bên cạnh các đường kẻ, trên sân bóng chuyền còn phân chia các khu vực rõ ràng nhằm giúp người chơi thi đấu đúng luật. Theo quy định của luật thi đấu bóng chuyền Quốc tế, sân thi đấu bóng chuyền tiêu chuẩn có các khu vực cơ bản như sau:
– Khu vực tấn công (khu trước):
Khu vực này nằm ở mỗi bên sân và được giới hạn bởi đường tấn công với đường giữa sân.
– Khu vực phòng thủ (khu sau):
Đây là khu vực nằm ở mỗi bên sân được giới hạn bởi đường tấn công và đường biên ngang cuối sân.
– Khu phát bóng:
Khu vực được giới hạn bởi đường biên ngang và 2 vạch kéo dài của đường biên dọc.
– Khu thay người:
Khu vực được giới hạn bởi 2 đường kéo dài của đường tấn công đến bàn thư ký.
– Khu tự do:
Là khu vực được tính từ các đường biên trở ra ít nhất 3m. Trong các cuộc thi đấu thế giới của FIVB khu tự do có độ rộng tối thiểu 5m tính từ đường biên dọc và dài 8m tính từ đường biên ngang.
– Khu khởi động:
Khu vực rộng 3x3m tại một góc sân của khu tự do.
– Khu phạt:
Mỗi bên sân của khu tự do, trên đường kéo dài của đường biên ngang và sau ghế ngồi của mỗi đội sẽ có khu phạt có diện tích 1m x 1m.
– Khoảng không tự do:
Khoảng không tự do tiêu chuẩn trong các trận thi đấu quốc tế là không gian trên khu sân đấu không có vật cản nào tính từ mặt đất trở lên ít nhất 7m.
Kết:
Như vậy, bài viết trên đây của Kiến Thức Máy Tập đã giúp bạn biết lưới bóng chiều cao bao nhiêu mét theo quy định của FIVB và các tiêu chuẩn của sân bóng chuyền quốc tế. Với những thông tin chi tiết này, hy vọng các bạn sẽ có kiến thức đầy đủ về sân bóng chuyền thi đấu và có thể tự thiết kế sân chơi cho mình. Bài viết này của chúng tôi xin dừng tại đây ! Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi ! Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo của chúng tôi !