Bảo dưỡng máy chạy bộ đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của máy cũng như tăng thời gian sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khách hàng chưa nắm rõ về vấn đề này. Chính vì thế trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo dưỡng máy chạy bộ ngay tại nhà đơn giản nhất.
Bạn đã sắm cho gia đình mình một chiếc máy chạy ưng ý nhưng chưa biết bảo dưỡng máy chạy bộ như thế nào? Nếu vậy, hãy tham khảo những kinh nghiệm của chúng tôi và áp dụng đối với thiết bị của gia đình mình bạn nhé.
Trên thực tế, máy chạy bộ chia làm 2 loại gồm máy chạy bộ điện và máy chạy bộ cơ. Mỗi loại máy tập lại có đặc điểm khác nhau nên cách bảo dưỡng cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Cách bảo dưỡng máy chạy bộ cơ
Đối với dòng máy chạy này, cách bảo dưỡng có phần đơn giản hơn so với máy chạy bộ điện vì nó không bao gồm động cơ. Do vậy trong quá trình bảo dưỡng, bạn chỉ cần sử dụng khăn ấm hay máy hút bụi lau chùi thường xuyên sau đó dùng dầu chuyên dụng để bôi trơn bàn chạy. Khi không sử dụng, bạn hãy phủ một tấm bạt lên máy.
Cách bảo dưỡng máy chạy bộ điện
Theo các chuyên gia, máy chạy bộ điện thiết kế phức tạp, nhiều bộ phận quan trọng có nguy cơ hỏng hóc trong khi sử dụng nên quy trình bảo dưỡng sẽ phức tạp hơn. Một số lưu ý khi bảo dưỡng như sau:
- Không để nước thấm vào máy tập, tốt hơn hết bạn nên đeo 1 chiếc khăn trên cổ khi tập, tránh mồ hôi rơi xuống thiết bị. Không để vật dụng nặng đè lên máy chạy.
- Lau chùi, vệ sinh kỳ bằng khăn ẩm bởi bụi bẩn có thể làm hỏng máy hoặc tăng ma sát, ảnh hưởng đến vận tốc máy tập chạy bộ điện.
- Để đảm bảo tuổi thọ cho máy chạy bộ điện, nên sử dụng nguồn điện 220V.
- Rút dây nguồn sau khi kết thúc quá trình tập luyện hoặc di chuyển máy tập sang vị trí khác.
- Vào mùa đông hoặc mùa mưa, giữ độ ẩm thích hợp để hạn chế tối đa việc chập cháy.
- Tra dầu bôi trơn định kỳ để máy chạy bộ luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
- Để bôi trơn bàn chạy, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn chi tiết như sau:
- Ngưng đai chạy khoảng cách giữa bàn và bàn chạy trên hai bên đĩa trái phải.
- Chèn vòi phun vào khoảng cách và phun xịt dầu dọc phần keo chống trượt.
- Đưa vòi xịt vào trung tâm của bàn chạy nếu có thể. Thời gian xịt mỗi bên khoảng 4 giây.
Một số lưu ý quan trọng khác.
Trong quá trình sử dụng cũng như bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- KHÔNG tra dầu vào dây curoa từ động cơ sang con lăn. Trường hợp bạn lỡ tay làm dính thì phải lau sạch, nếu không khi chạy bộ lúc máy đang hoạt động sẽ dễ bị trượt.
- Căng chỉnh thảm chạy bộ của máy một cách vừa phải, không quá chùng nhưng cũng không quá căng. Có thể bật cho băng chạy hoạt động trong quá trình căng.
- Chỉ tra dầu/mỡ bôi trơn vào các vị trí nêu trên, tuyệt đối KHÔNG tra dầu trực tiếp lên động cơ.
- Không dùng quá nhiều dầu silicon khi bôi trơn băng tải máy chạy bộ vì có thể làm bộ phận này hoạt động quá trơn, giảm độ ma sát của thảm chạy với ván sàn gây nguy hiểm khi chạy.
- Đảm bảo bắt vít thật chặt các chi tiết kỹ thuật sau khi tháo lắp, không bỏ sót ốc vít nào.
- Khi máy chạy phát ra tiếng có thể là do bộ phận nào đó bắt vít còn lỏng.
- Để máy chạy bền bỉ, ngoài việc bảo dưỡng định kỳ và sử dụng đúng cách thì bạn cần tránh mắc phải những sai lầm khi tập luyện
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về việc bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà đúng cách và đơn giản nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và bạn có thể áp dụng trong quá trình sử dụng để kéo dài tuổi thọ cho máy tập. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo!